Cúc Tần Ấn Độ | Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Từ A-Z Tại Nhà

Cúc tần Ấn Độ là một loại thân leo có tác dụng chống nắng mang lại không gian xanh cho ngôi nhà của bạn. Với ưu điểm dễ chồng và dễ chăm sóc, cúc tần ngày nay càng được nhiều người ưa chuộng bởi tính đa dụng của nó. Vậy lợi ích của việc trồng cúc tần ấn độ là gì ? Hãy cùng Hoa Tươi Văn Nam tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Đặc điểm của cây cúc tần ấn độ

Cúc tần ấn độ được biết đến là loại cây thân leo phát triển quanh năm, cây cúc tần có đặc điểm nổi bật là không có lá phụ mà mọc thành những chuỗi dài tuyệt đẹp giúp che chở ngôi nhà của bạn dưới những tia nắng chói chang của ngày hè.

Cúc tần là cây thân leo, lâu dần sẽ hóa gỗ, sống lâu và xanh quanh năm. Cây có độ dài khoảng 3-20m. Khi còn non thân cây có màu xanh, bề mặt phủ lông mịn có màu hơi xám, khi về già thì thân cây chuyển thành màu nâu  với nhiều cành nhánh. Thân cúc tần mềm mại và dễ uốn có thể rủ xuống hoặc leo cao.

Lá cúc tần có hình trứng hơi nhọn ở đầu, mép nguyên, có màu xanh đậm và dày. Lá cây mọc trên cuống ngắn, trên thân cây không mọc thêm rễ phụ nên khi leo bám không làm bẩn tường. Cúc tần Ấn Độ cũng có hoa, những bông hoa nhỏ kết thành chùm xinh xắn. Mỗi bông hoa có 5 cánh với những tràng hoa màu hồng nhạt. Quả cúc tần có hình trụ với 5 góc, màu nâu nhạt.

cúc tần ấn độ 1
Cây cúc tần – trang trí ngôi nhà của bạn

Xem thêm: Hoa Đỗ Quyên | Đặc Điểm – Cách Trồng Và Ý Nghĩa Trong Tình Yêu

Lợi ích và ứng dụng cây Cúc Tần Ấn Độ trong cuộc sống

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ và khả năng thích nghi cực tốt, hình dáng đẹp, cây cúc tần mang đến nét độc đáo cho không gian trang trí:

  • Cúc tần Ấn Độ được ưa chuộng trồng từ ban công, sân thượng của các ngôi nhà cao tầng đổ xuống với những dải lụa xanh mượt mà và mềm mại. Không chỉ làm cho ngôi nhà thêm phần lãng mạn mà đây còn là một cách chống nóng hiệu quả trong mùa hè và chống rét trong mùa đông
  • Cây cúc tần còn được trồng lên bờ  tường tạo nên một màu xanh mát mắt, vừa có tác dụng bảo vệ ngôi nhà, bảo vệ tường mà lại vừa làm sạch không khí mang lại không khí trong lành cho không gian nhà bạn.
  • Nếu bạn muốn có một chiếc cổng của ngôi nhà mình có một màu xanh quanh năm, dễ tạo hình theo ý muốn của mình thì việc trồng cúc tần Ấn Độ là một gợi ý không tồi.
  • Ở các khu vực công cộng như công viên, vườn hoa, khu đô thị …cúc tần ấn độ thường được trồng để che chắn lên các chòi nghỉ sẽ là địa điểm dừng chân thú vị của du khách khi đến vãn cảnh, thư giãn.
  • Những quán cà phê, tiểu cảnh, nhà hàng muốn tạo nên nét quyến rũ tự nhiên, giàu tính thẩm mỹ thì trồng cúc tần là một cách làm tuyệt vời.

cúc tầng ấn độ 2

Cách trồng và chăm sóc cúc tần Ấn Độ tại nhà của bạn

Cây cúc tần phát triển rất nhanh chóng, cây có khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu nước rất tốt, cây thường phát triển mạnh về mùa mưa. Bạn có thể trồng cây cúc tần trên các loại đất khác nhau, bạn nên chọn vị trí trồng là những nơi thông thoáng, có nhiều nắng, nhiều gió để giúp cây phát triển được tốt hơn, và dễ dàng thích nghi với môi trường mới.

Khi cây phát triển thì cây cần lượng nước khá nhiều vì trong quá trình phát triển cây cúc tần ra lá rất nhiều, nhiều nhánh, lại có khả năng chịu úng rất tốt vì thế mà bạn cần bổ sung nước tưới hàng ngày cho cây phát triển tốt hơn. Hàng tháng hoặc có thể là 2-3 tháng bón phân một lần giúp cho cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt và nhiều cành nhánh.

Cúc tần ấn độ được nhân giống đơn giản bằng cành, bạn chỉ cần vùi một cành xuống đất ẩm chỉ cần sau vài ngày cành đã mọc rễ mới, mang cành đó đi trồng ta đã có một cây cúc mới. Vì là loại cây thân leo và buông rủ dài nên bạn phải thể làm giàn hoặc chỗ gác dựa cho cây để cây có thể tạo dáng đẹp.

cúc tần ấn độ 2019

Ở trên là tất cả thông tin về loài Cúc Tần Ấn Độ mà Hoa Tươi Văn Nam chúng tôi gửi đến các bạn, hãy chia sẻ bài viết này đến với bạn bè và người thân của mình nếu như bạn cảm thấy nó hữu ích nhé.

Mời bạn đọc thêm các bài viết khác